CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN XANH

Quy trình vệ sinh làm sạch bệnh viện đúng cách và an toàn

Công tác vệ sinh bệnh viện luôn là mối quan tâm lo lắng của ban giám đốc, bác sĩ, bệnh nhân và cả những người chăm sóc bệnh nhân. Bởi vì, bệnh viện là không gian đặc thù, không giống bất cứ môi trường làm việc và sinh hoạt nào, bệnh viện là môi trường khá phức tạp và có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao ( Lây nhiễm chéo ) bởi nơi đây tập trung rất nhiều vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh… 
Vệ sinh bệnh viện là gì?
Vệ sinh bệnh viện là khâu cực kỳ quan trọng để giữ cho môi trường bệnh viện luôn sạch sẽ, tránh phát sinh mầm bệnh cho mọi người. Công tác giữ gìn vệ sinh bệnh viện do chỉ đạo của ban giám đốc bệnh viện đưa xuống, các nhân viên có trách nhiệm thi hành.
Dịch vụ vệ sinh bệnh viện do chính ban lãnh đạo bệnh viện triển khai , hoặc bệnh đơn vị chuyên cung cấp vệ sinh cho bệnh viện thực hiện công việc này. Vệ sinh bệnh viện được triển khai theo quy trình khoa học từ trong ra ngoài, và từ trên xuống dưới.
Phân loại khu vực vệ sinh bệnh viện

Để đảm bảo bệnh viện luôn được sạch sẽ và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cũng như chống nguy cơ lây nhiễm bệnh thì người làm vệ sinh cần phải chia và phân loại từng khu vực vệ sinh khác nhau như:
•    Vệ sinh khu vực công cộng: vệ sinh sân, vành đai quanh bệnh viện, bãi đậu xe...
•    Vệ sinh khu vực bên trong bệnh viện: vệ sinh sảnh, lối vào chính, hành lang, khu vực ngồi chờ, sảnh thang máy...
•    Vệ sinh khu vực dễ lây nhiễm: vệ sinh nhà thuốc, phòng khám, phòng kỹ thuật, phòng cấp cứu, hồi sức, phòng bệnh, phòng mổ..


Quy trình vệ sinh bệnh viện cần lưu ý gì?
Nguyên tắc trước khi vệ sinh bệnh viện:
Cần phải phân loại các khu vực vệ sinh khác nhau dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân mà chia khu vực cụ thể.
Căn cứ vào tính chất của việc chăm sóc người bệnh hàng ngày mà số lượng và tần suất làm sạch cũng sẽ khác nhau. Thực hiện việc vệ sinh sau mỗi ca phẫu thuật và ca làm việc.
Để quy trình vệ sinh bệnh viện được hiệu quả và khử được toàn bộ vi khuẩn trên bề mặt môi trường, các vi sinh vật, mảnh vỡ, cũng như rác thải nên được hạn chế sử dụng và phải được vệ sinh sử dụng  biện pháp làm sạch nhờ ma sát.
- Trước khi vệ sinh nên làm theo các bước sau:
+ Kiểm tra và lựa chọn phương pháp vệ sinh phù hợp với nơi cần làm sạch.
+ Sử dụng hóa chất tẩy rửa và pha theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của sản phẩm về nồng độ và thời gian để có thể khử sạch khuẩn trong quá trình vệ sinh. Cần phải vệ sinh tay theo quy định. Dùng chổi lau nhà, máy chà sàn chuyên dụng để làm sạch sàn hoặc dụng cụ làm sạch thảm nếu cần thiết.
+ Trước khi đã vệ sinh sạch sẽ, cần phải thu dọn bỏ chất thải và sắp xếp nơi vệ sinh gọn gàng. Loại bỏ chất thải trước khi bắt đầu làm và để được vệ sinh tốt nhất là dọn dẹp khi chỗ vệ sinh không có bệnh nhân.
- Trong khi làm sạch nên:
+ Nên vệ sinh theo nguyên tắc từ khu vực bẩn ít đến khu vực bẩn nhiều, từ nơi có bề mặt cao đến nơi có bề mặt thấp và từ trong ra ngoài. Khi vệ sinh cần loại bỏ hết những đất cát hoặc lau ẩm những nơi bám bẩn.
+ Để giảm thiểu được sự phát tán bụi vào không khí (chứa vi sinh vật) thì nên dùng khăn ẩm hoặc ướt để vệ sinh. Nên thay khăn lau thường xuyên và để dung dịch khử khuẩn có tác dụng nhanh không nhúng khăn vào trong 2 chậu nước vì làm như thế sẽ làm cho vi sinh vật lây lan từ vùng này sang vùng khác.


+ Trong quy trình vệ sinh bệnh viện cần lưu ý: Với những khu vực ô nhiễm nặng cần phải dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên như là những nơi có máu, dịch cơ thể rơi ra hay là những sự cố tràn chất lỏng sinh học.
+ Tuyệt đối không dùng máy hút bụi để hút bụi trong bệnh viện, chỉ nên sử dụng máy chà sàn hoặc máy đánh bóng để làm sạch sàn, hay chỉ nên sử dụng mát hút bụi chân không để làm sạch thảm và những nơi có bụi bẩn ở trên cao.
+ Thu gom và xử lý rác, nhất là kim tiêm hoặc những vật nhọn phải được phân loại và xử lý đúng theo quy chuẩn và quy trình.
+ Cần vệ sinh tay trước khi rời khỏi và hoàn tất sau vệ sinh.
- Sau khi vệ sinh xong các dụng cụ và hóa chất phải được làm sạch và sấy khô cũng như khử khuẩn trước khi cất đi. Chổi lau nhà, các đầu lau cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ và làm khô cho những lần vệ sinh sau.
Những lưu ý khi làm sạch buồng bệnh:
- Thu gom và xử lý chất thải ít nhất 2 lần/ngày hoặc hơn khi cần.
- Vệ sinh những nơi có bụi trên cao, góc buồng, ốp chân tường ít nhất 1 tuần/lần.
- Rèm cửa, thảm trải sàn cần được vệ sinh ít nhất 1 năm/lần hoặc khi nào thấy bẩn thì cần phải giặt luôn.
- Để vệ sinh được sạch sẽ và hiệu quả thì nơi vệ sinh không có người bệnh, nếu có thì cần phải di chuyển người bệnh ra khỏi phòng để giảm nguy cơ hít phải những vi sinh vật từ bụi hay những bào tử nấm không đáng có.
Hy vọng những chia sẻ trên đã có thể giúp bạn hiểu hơn về quy trình vệ sinh bệnh viện. cũng như nếu không có việc thì nên hạn chế qua bệnh viện để tránh hít phải những vi khuẩn, và bị nhiễm bệnh không đáng có.
Công cụ dụng cụ và hóa chất vệ sinh bệnh viện
– Máy móc, công cụ dụng cụ làm sạch bện viện: Máy chà sàn, máy giặt thảm, máy hút bụi, máy thổi khô sàn thảm,.. Và các dụng cụ vệ sinh khác: gạt kính, khăn lau, giỏ vắt, chổi,..
– Hóa chất vệ sinh: Hóa chất lau sàn, lau kính, … và các hóa chất làm sạch chuyên dụng khác. Hóa chất được Vệ Sinh Công Nghiệp Sài Gòn Xanh sử dụng là những hóa chất chuyên dụng được nhập khẩu mang thương hiệu Klenco, có tác dụng tẩy sạch và giữ độ sạch bóng, thơm lâu, không gây hại cho không gian sống của con người.


Quy Trình Vệ Sinh Bệnh Viện Đúng Chuẩn
Để giúp các nhà quản lý bệnh viện có thể nắm bắt được quy trình vệ sinh bệnh viện đúng chuẩn tại Việt Nam, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin sau đây:
Đối với vấn đề vệ sinh sàn nhà: chuẩn bị dụng cụ, hoá chất đầy đủ, mang bảo hộ theo quy định. Thu dọn nơi cần làm vệ sinh, lau sạch từng vùng riêng biệt, dùng giẻ sạch đúng tiêu chuẩn lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng mop sạch. Khu vực lây nhiễm dùng dung dịch khử khuẩn với nồng độ cao hơn, lau mặt sàn theo từng vùng riêng biệt cho tới khi sạch.
Đối với vấn đề vệ sinh trần tường cửa: chuẩn bị dụng cụ, chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng bệnh, vệ sinh từ trên xuống dưới, lau cửa kính, cửa chớp, cửa ra vào, quét mạng nhện, cọ chân tường…..
Đối với vấn đề vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm: lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng mop sạch, khu vực lây nhiễm dùng dung dịch khử khuẩn với nồng độ cao, có thể phơi nệm và ruột gối dưới nắng trong 1 giờ sau khi bệnh nhân ra viện.
Đối với vấn đề vệ sinh bô, xô, ống nhả: cần đổ ngay chất thải sau khi người bệnh dùng vào nơi qui định, chất thải có nguy cơ lây nhiễm phải khử khuẩn trước khi đổ. Tráng bô vịt dưới vòi nước chảy, ngâm bằng dung dịch khử khuẩn theo đúng thời gian quy định.
Đối với vấn đề vệ sinh phòng mổ: vệ sinh ngay sau mỗi ca mổ, không dùng chổi quét trong phòng mổ, dùng dụng cụ vệ sinh riêng cho phòng mổ, phun khử khuẩn không khí phòng mổ...
Đối với vấn đề vệ sinh phòng dược: lau nhà trước và sau khi pha chế thuốc, khử khuẩn mỗi ngày, dụng cụ vệ sinh phải được dùng riêng...
Vì Sao Bạn Nên Chọn Vệ Sinh Công Nghiệp Tphcm
Làm việc với phương châm “ Công nghệ xanh- Không gian sạch”
Với nhiều năm trong nghề có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình chúng tôi cam kết mang đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Công ty vệ sinh công nghiệp Sài Gòn Xanh tất cả cho những dịch vụ chuyên nghiêp, trao chữ tín và giữ trọn niềm tin của khách hàng.
Những ý kiến đóng góp, thắc mắc của khách hàng sẽ được Sài Gòn Xanh lắng nghe và tiếp thu thực hiên một cách nhanh chóng.
Làm việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, chu đáo, cẩn thận.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN XANH
Địa chỉ: A21 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, P.17, Q.Gò Vấp. Tp.HCM
Hotline: 0979 220 223 – 0389 258 258
Email: vscnsaigonxanh@gmail.com 
Website: https://vesinhcongnghiepsaigonxanh.com/
Fanpage: https://bit.ly/34Z8QHn


 

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận